Kinh nghiệm tự làm hồ sơ du học Đức (Phần 1)

Chia sẻ một chút kinh nghiệm tự làm hồ sơ du học Đức, giúp các bạn có thể hình dung phần nào các bước chuẩn bị khi tiếng Đức còn rất ít.

Để hỗ trợ các bạn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, sividuc.org xin giới thiệu loạt bài chia sẻ kinh nghiệm làm hồ sơ của các bạn đi trước. Đầu tiên là những kinh nghiệm của bạn NLTD, hiện đang học tại Hochschule Anhalt. Hi vọng những thông tin dưới đây sẽ phần nào giúp ích cho mọi người.

1. Bắt đầu tìm trường như thế nào?

Mình tìm trường theo hai tiêu chí:
– Thứ nhất: chọn trường có ngành mình thích hoặc là thuộc trong nhóm ngành đã học ở Vn, hoặc sau này muốn học tại Đức.
– Thứ hai: mình chọn trường không qua uni-assist vì :
* Tiết kiệm chi phí
* Hồ sơ giải quyết nhanh hơn vì gửi thẳng về trường duyệt , vì thế cho Zulassung nhanh hơn
* Nghe có nhiều trường hợp nộp qua uni-assit gặp trục trặc, như lâu quá ko có Zulassung,
* Nếu xác định sang học tiếng trước rồi mới thi (sau đó có thể xin Zu của trường khác), thì xin Zu của trường ko qua assist sẽ nhanh và kịp xin visa.

2. Cách tìm trường
Mình làm hết sức thủ công và mày mò nhưng trong quá trình tìm kiếm  sẽ biết thêm nhiều trường, nhiều thành phố, nhiều từ mới hơn. Dưới đây là một số kinh nghiệm tìm trường của mình:
– Search thành phố của các bang ( giới hạn dần phạm vi mình muốn đến).
– Sau đó thì ưng thành phố nào thì tìm theo, ví dụ Leipzig thì tìm theo Uni Leipzig, hay là Hochschulen in Leipzig (các trường có ở đó). Từ đó vào phần Studienangebot của các trường xem có ngành mình thích ko?
– Hoặc tìm theo ngành mình thích có ở trường nào.
Ví dụ: gõ tìm theo BWL Studiengang in Deutschland
– Sau khi xem các ngành thì xem tiếp ngành nào ko giới hạn hồ sơ (kein NC), vì như vậy bạn có cơ hội cao nhận Zulassung.

3. Hồ sơ xin học
Bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau (tất cả giấy tờ, bằng cấp phải được dịch thuật và công chứng)
– Bằng tốt nghiệp cấp 3
– Bảng điểm, bằng tốt nghiệp cao đẳng (đại học)
– Giấy chứng nhận học tiếng Đức (600 tiết hoặc là bằng ZD)
– APS
– Đơn xin nhập học
….

4. Cách nộp hồ sơ cho trường như thế nào?
Ko qua uni assist thì hồ sơ nộp sang rất đơn giản, mình gửi qua công ty chuyển phát nhanh sang cho người nhà ở bên này. Sau đó người nhà gửi từ Đức đi các trường, lấy địa chỉ ở Đức nhận sẽ nhanh và tránh thất lạc Zulassung.

5. Một chút kinh nghiệm phỏng vấn APS
Phỏng vấn Aps nói thật là cũng may rủi, vì quá nhiều lượng kiến thức trong 3,4 năm học với quá nhiều môn. Nhưng cố gắng học và nắm vững được môn chuyên ngành và từ vựng chuyên ngành bằng tiếng mình sẽ phòng vấn (tuy là có những bạn vẫn bị hỏi những câu ngoài chuyên môn, chính thế nó mới ảo ^^)

6. Những giấy tờ cần làm ngay khi tới Đức
Khi sang đến Đức ( phần này mình chỉ có thể nói kinh nghiệm ở Berlin)
– Việc đầu tiên là đặt lịch đi Anmeldung nhà ở Bürgeramt. Vì có Anmeldung nhà thì mới có thể làm thẻ ngân hàng, mua bảo hiểm,…
– Đặt lịch luôn ở sở ngoại kiều Ausländerbehöder để đi gia hạn visa (vì như ở Berlin rất đông, như mình gia hạn tháng 10 mà vào xem Termin trống phải đến tận tháng 1 năm sau, ko đặt được Termin nên hôm đi gia hạn phải xếp hàng từ rất sớm). Trang web sở ngoại kiều tại Berlin
– Sau khi Anmeldung nhà thì ra Deutsche Bank làm thẻ ngân hàng. Tầm 3,4 ngày thì có thẻ về nhà và khoảng 1,2 hôm sau thì có mã pin.
– Khi có thẻ thì mua bảo hiểm, mình mua online của Mawista.
– Đăng ký học tiếng, trường dạy tiếng mà sinh viên nước ngoài theo học chủ yếu ở Berlin làHartnackschule Berlin.
Để đi gia hạn thì cần phải có Bescheinigung (giấy chứng nhận học ít nhất một khoá học tại đây). Đi đăng ký thì nói với họ xin giấy này để gia hạn visa mất thêm khoảng 4-5€ nữa.

•••• Gia hạn ở Berlin thường sẽ được luôn hai năm (sau hai năm này phải hoàn thành toàn bộ học tiếng, dự bị, thi lấy bằng dsh và được nhận là sinh viên chính thức của một trường đai học)
Lệ phí là 60€ nếu là visum dán thẳng vào hộ chiếu. Còn làm thẻ cứng lệ phí là 110€.

### Kinh nghiệm là chụp thật nhiều ảnh thẻ cỡ ảnh như đi nộp đơn cấp visa 3,5*4,5. Bên này cần dùng nhiều khi nộp giấy tờ, chụp bên này đắt và ko đẹp.

Tóm lại là tự chuẩn bị hồ sơ sẽ toàn điều có lợi: tiết kiệm chi phí, giúp mình có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn hệ thống giáo dục của Đức, những quy định giấy tờ bên này (mà điều này dù có qua trung tâm tư vấn thì sau khi học xong dự bị hay học DSH đều phải xin trường lại lần nữa), học thêm được nhiều từ mới.
Điều nữa là mình thường xuyên lên trang trái tim việt online để theo dõi tình hình làm thủ tục hồ sơ, những khó khăn gặp phải trong quá trình tự làm hồ sơ mà mọi người chia sẻ. Tìm hiểu những trang của DAAD, đại sứ quán Đức.

Còn một vấn đề nữa là học tiếng. Mình đã học ở Goethe hai khoá nhưng cảm nhận là hiệu quả ko nhiều lắm, nhưng mà các hoạt động vui. Cô giáo tuỳ cô dạy hay cô ko. Nhưng ngữ pháp thì ko được chắc. Sau mình có chuyển bên đại học Hà Nội, thầy cô dạy theo phương pháp chú trọng ngữ pháp, xây nền tảng chắc hơn. Vì thế nên dễ nhận thấy là học bên Goethe thì nghe và nói sẽ phản xạ tốt hơn, còn ngữ pháp, kĩ năng làm bài bên đại học Hà Nội ổn hơn. Nếu có đủ thời gian, sức khoẻ, điều kiện thì nên theo cả hai.

Đại học Hà Nội thì học phí rẻ hơn nhiều so với Goethe, thầy cô nhiệt tình, nhiều khi bọn mình còn được ưu tiên học phòng đẹp hơn cả sinh viên chính quy.
Thật ra còn có chỗ học bên Bách Khoa, thầy Quang, cô An, anh Trung mình nghe tên nhưng chưa có dịp đi học.

Tác giả bài viết: NLTD

© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản

Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: si*********@gm***.com

Spread the love

bình luận

No responses yet

Leave a Reply

Specify Facebook App ID and Secret in the Super Socializer > Social Login section in the admin panel for Facebook Login to work

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest Comments

Categories
Uncategorized
Follow us on Facebook