Ba Lan- Những trải nghiệm hiếm có

Đến Ba Lan, đặt chân đến Warsaw, ngủ lại 2 đêm mà vẫn chưa có cơ hội được ngắm trung tâm thành phố như thế nào. Chuyến đi này của tôi hướng tới 2 địa điểm là Trại tập trung Auschwitz và Krakow- cố đô xưa của Ba Lan, nôm na thì giống Huế ở VN :D.

1. Trại tập trung Auschwitz.

Cách đây khoảng 8 năm tôi có cơ hội được tới Tuol Sleng- nhà tù diệt chủng Polpot ở Cambodia, nhìn thấy tận mắt những tháp xương đầu lâu người, những dụng cụ tra tấn và nghe những tội ác man rợ của chế độ diệt chủng thời đấy mà mỗi lần nghĩ lại đều thấy sởn gai ốc. Lần này là Auschwitz-Birkenau- trại tập trung lớn nhất dưới thời Đức quốc xã. Dừng chân trước Auschwitz I và II, tôi đều thấy lạnh, cảm giác như đang bước vào thế giới của quá khứ đau thương để hiểu và để cảm nhiều hơn.

balan1

Auschwitz I ngày trước được coi như khu hành chính, khu giam. Phát xít Đức treo khẩu hiệu lớn ngay trên lối vào trại: “Lao động là tự do”, bên trong có những block nhà đều chằn chặn được đánh số và bao quanh trại là hàng rào dây kẽm gai có điện. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác khi mà tù nhân phải lao động khổ cực, bị đánh đập và phải làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ, vắt kiệt sức lực cho tới khi chết. Hiện tại một số block được mở cửa theo từng chủ đề để du khách vào thăm có cái nhìn trực quan hơn, nhưng có lẽ 2 block để lại sự xúc động mạnh nhất là block số 5 và 11.

Hàng rào dây kẽm gai dày đặc

Hàng rào dây kẽm gai dày đặc

Nếu như ở Toul Sleng là tháp đầu lâu thì ở block số 5 người ta sẽ thấy những ngọn tháp…đồ dùng cá nhân. Là hàng ngàn chiếc vali khắc tên riêng mà bọn phát xít đưa cho tù nhân trước khi hành hình, nói dối là trả tự do cho họ nhưng thực chất là đưa họ vào phòng hơi ngạt. Là hàng ngàn chiếc mắt kính của những trí thức Do thái hoặc những tù nhân Ba Lan, Gypsy, Liên Xô…; Là cả núi lược chải tóc, nồi niêu xoong chảo, quần áo người lớn trẻ em và hàng triệu chiếc giày sờn rách… Những vật dụng tưởng chừng như đơn sơ ấy giờ đây gợi lại trong tôi những hình dung về cuộc sống khắc nghiệt mà họ phải trải qua. Xuống đến tầng hầm là khu phòng phạt và phòng trưng bày những dụng cụ phạt. Bọn SS xây phòng phạt với những ô gạch rộng khoảng 1m vuông, cao 2m, ở dưới có một cái lỗ sắt vừa đủ 1 ng chui qua còn lại kín toàn bộ. Các tù nhân sau một ngày làm vc vất vả nếu bị phạt sẽ được đưa vào đây, ngồi không được mà đứng cũng chẳng yên, lại thiếu không khí nên chẳng mấy chốc mà kiệt quệ….các tù nhân phải xếp hàng chỉ được mang trên mình bộ quần áo mỏng manh để chống chọi với giá rét.
Block 11 được coi là block tử thần với bức tường chết (wall of death). Khi tù nhân được đưa vào đây sẽ qua từng phòng, từ phòng tuyên án, phòng thay đồ, phòng ở tập thể, phòng tắm (tắm theo kiểu quân SS sẽ cầm vòi xịt mạnh xả vào các tù nhân và cuối cùng là bức tường chết, nơi họ bị hành hình. Quân SS xử bắn từng lượt người, hết lượt này chất đống sang bên cạnh rồi tới lượt tiếp theo, không biết bao nhiêu lượt nối tiếp…

Wall of Death

Wall of Death

Sang đến Auschwitz II(Birkenau) được coi là trại hủy diệt. Khi số tù nhân ngày càng tăng thì diện tích trại càng được mở rộng, đừng trước cổng trại mà tôi thấy nó như kéo dài đến chân trời ở mọi hướng- nhà máy của những cái chết. Ở giữa 2 khu trong trại là một đường tàu chở mọi người đến và họ sẽ được y tá của trại khám và ngay lập tức phân loại: hoặc là những người có thể tận dụng sức lao động được, hoặc là trẻ con người già người bệnh…, những người cần thủ tiêu ngay. Tôi không biết đường ray này xuất phát từ đâu, nhưng tôi nhìn thấy điểm kết thúc của nó, và đó cũng là điểm kết thúc của hàng triệu số phận bất hạnh trong phòng hơi ngạt đau đớn…

balan4

Một toa tàu chở các tù nhân ngày trước, nay nằm trên đường ray với sự lạnh lẽo của thời gian và ký ức…

 

balan5
Phía cuối đường tàu. Ngày trước là cái chết, nay là đài tưởng niệm cho những số phận đau thương của chiến tranh…

Tôi thấy người mình lạnh đi một chút trong mỗi bước đi, mỗi cái chạm tay và mỗi dòng chữ đọc được. Tôi nghĩ rằng sẽ hiếm có cơ hội thứ 2 để đến đây và tận mắt chứng kiến những tàn tích của một chế độ diệt chủng có hệ thống duy nhất trong lịch sử nhân loại một lần nữa. Với 2-3 triệu người bị thảm sát, 700 người vượt ngục và 400 người bị bắt lại, tôi đau xót cho những người đã ra đi và cảm phục những ai đã sống sót- những người dù mang vết thương lòng nhưng vẫn khẳng định ý chí của con người.
…Và thấy thấm hơn câu chuyện “Chú bé mang pyjama sọc”…

2. Krakow
Krakow là một trong những thành phố lớn nhất và cổ nhất Ba Lan, hai nhánh sông Vistula hiền hòa chảy qua như hai dải lụa vắt ngang mang lại sự dịu dàng cho Krakow. Ở trong trung tâm thành phố với các công trình đã có tuổi đời trên vài trăm năm, thậm chí gần một nghìn năm, cái cảm giác “cổ” của châu Âu khác nhiều so với ở châu Á. Tôi được thăm cung điện hoàng gia Ba Lan lộng lẫy, tráng lệ, phô bày sự vương giả một thời. Vì nơi đây cũng trải qua vài lần bị tàn phá và tu sửa nên hiện tại có 2 mảng kiến trúc khác nhau trong cung điện. Trải nghiệm cái đẹp và nghe văn hóa phong tục nơi đây vào những thế kỷ 16 17 18, tôi có note lại một số điều tự bản thân cảm thấy thú vị như sau:
– Nội thất cung điện châu Âu chuộng đồ gỗ, gạch đá, đồng hồ khác với nội thất cung điện châu Á, điển hình là Thái Lan với cơ man là vàng bạc đã quý được thiết kế tinh xảo.
– Giường của vua khá bé vì ngày trước khi ngủ họ thường kê 9-10 cái gối để ngủ trong tư thế…ngồi do suy nghĩ sợ sẽ bị chết trong khi ngủ nằm.
– Có 1 đời vua Ba Lan được nhân dân đề cử là người Pháp. Tuy nhiên ông này lại không thấy hài lòng vì ông ý không thích đồ ăn, trang phục, ngôn ngữ…tất cả mọi thứ của ng BL nên sau 1 tgian ngắn đã bỏ về Pháp rồi làm vua Pháp. Sau khi chết đi vẫn được mang danh là vua của Ba Lan và Pháp lol.
– Trong cung điện có những phòng tường được dán bằng da bò trạm trổ toàn bộ.
– Tất cả mọi đồng hồ ở đây đều vẫn đang chạy :v…

balan6

Thành cổ ở Krakow

Có thể nhiều người đã quen với những cánh đồng muối gần biển bạt ngàn, nhưng tới Krakow, người ta sẽ thấy mỏ muối Wieliczka- mỏ muối dưới lòng đất duy nhất trên thế giới, đây cũng có thể coi là một thành phố ngầm dưới lòng đất nổi tiếng của Ba Lan. Ban đầu cả nhà chỉ định dừng chân ở đây khoảng 30p rồi về Warsaw, nhưng thời gian đã bị kéo dài lên 2 tiếng với sự hướng dẫn nhiệt tình của hướng dẫn viên (phải có hdv khách mới đc vào mỏ). Cảm giác đi từng bậc thang rồi xuống đến độ sâu 130m dưới lòng đất, đi bộ khoảng 4km trên từng phiến đá muối và hít thở bầu không khí đặc biệt cũng tạo ra những trải nghiệm thú vị. Hiện tại mỏ vẫn đang hoạt động nhưng có khu vực riêng dành cho khách với lối đi sáng sủa và được chống bằng các khúc gỗ to chắc chắn. Được một đoạn chị hdv nói rồi dẫn đi, không chỉ cả nhà mà mọi du khách trong đoàn đều luôn phải ngạc nhiên trước sức lao động của người dân lao động nơi đây cũng như sự hoành tráng của mỏ.

Một trong những phòng lớn nhất ở mỏ muối và các chùm đèn đều được làm bằng…muối :P

Một trong những phòng lớn nhất ở mỏ muối và các chùm đèn đều được làm bằng…muối 😛

 

– Để xuống đc mỏ mỗi du khách phải đi bộ khoảng hơn 500 bậc thang, và những bậc thang này đc xây dựng trong 5 ngày.
– Mỏ được bắt đầu khai thác từ thế kỷ 13, đến bây h sâu khoảng 300m và dài 300km
– Mỗi phòng hay còn gọi là chamber trước đây đều là những “túi muối”, phòng càng to thì khai thác càng lâu, có khi đến 50 năm mới hết một túi muối.
– Có 1 phòng đặc biệt với không khí đặc biệt trong lành, không bụi bẩn, chị hdv nói kiểu *take a deep breath, as much as u can. breath…breath…* :))
– Trên dưới xung quanh đều là muối. Muốn kiểm chứng cứ nếm thử là biết.
– Muối có nhiều hình dạng, màu sắc: xanh đen ghi hồng… các kiểu, chỉ có muối tinh mới màu trắng.
– Khách đến sẽ thấy những khu có muối tinh chảy ra kết tủa màu trắng rất đẹp, nhưng đó là nỗi sợ hãi của thợ mỏ vì càng nh khu như thế hì nguy cơ sập hầm càng cao :v.
– Trong mỏ có sân khấu rất to, nhà hàng cũng to và khu đồ lưu niệm rất nhiều :)). Giá thuê nhà hàng đám cưới đến thời điểm m update là 300e :3. Không biết có gia đình nào lôi cả đội quân xuống lòng đất ko nữa :v

Với tôi Ba Lan là như thế đó, 2 ngày ngắn ngủi với những trải nghiệm hiếm có trong đời và nói lời hẹn Warsaw một ngày khác…

“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
Em đi nghe tiếng người xưa gọi
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn…”

[Ba Lan, 16/7/2014]

Tác giả: Mimidory – mimidory.com

© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản

Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: sividuc.org@gmail.com

Spread the love
  •  
  •  
  •  
  •  

bình luận

No responses yet

Leave a Reply

Specify Facebook App ID and Secret in the Super Socializer > Social Login section in the admin panel for Facebook Login to work

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest Comments

Categories
Follow us on Facebook