Christkindlesmarkt – Chợ giáng sinh Nürnberg

Từ tuần đầu mùa vọng, không khí hội hè đã tràn ngập trong các thành phố ở Đức. Thử hỏi bất cứ người Đức nào rằng tháng Mười hai nước Đức có gì độc đáo thì hẳn bạn sẽ nhận được một câu trả lời tương tự nhau, đấy là Weihnachsmarkt – chợ Giáng sinh.

s13

Chợ Giáng sinh là một chợ thường niên vào mỗi Mùa Vọng đã gắn với văn hóa Đức từ nhiều đời, giống như những gì tốt đẹp mà mỗi thành phố muốn đem ra khoe với bè bạn. Muốn tìm hiểu văn hóa của thành phố nào mà ngại tìm hiểu qua sách vở, hãy thử ghé qua chợ Giáng sinh của thành phố ấy, vào mỗi dịp cuối năm này.

s11

s10

s8

 

s15

 

s6
Chợ Giáng sinh Nürnberg là một trong những chợ Giáng sinh nổi tiếng nhất ở Đức và đã được nhắc đến từ lâu đời.

Chợ được mở vào Thứ sáu trước chủ nhật đầu tiên của Mùa Vọng (bốn tuần trước Giáng Sinh), ở chợ trung tâm thành phố, dưới chân Nhà thờ Đức Bà (Frauenkirche), khép lại vào ngày trước Giáng sinh 24.12 và trước đó một ngày nếu ngày 24 rơi trùng vào Chủ nhật. Ngày hôm nay, chợ gồm gần 200 gian hàng bằng gỗ được trang trí bởi những tấm vải sọc có màu đặc trưng trắng-đỏ và nằm gọn trong khuôn viên của chợ Trung tâm. Từ nhà thờ Thánh Laurence (Lorenzkirche), người ta đi vào chợ qua hai cây cầu bắc ngang dòng sông Pegnitz, nhìn sang phía nhà dưỡng lão Heilig-Geist-Spital – một trong những quang cảnh thường được thấy trong những bức hình về Nürnberg.

s5

Cũng như ở các vùng miền khác, người ta bày bán trong Chợ Giáng sinh Nürnberg những mặt hàng đặc trưng của thành phố này. Đó là thứ bánh ngọt Lebkuchen của vùng Nürnberg, hay còn gọi là Elisenlebkuchen để phân biệt với bánh ngọt Lebkuchen ở những vùng khác, phải được chế biến ở Nürnberg với một tỉ lệ các nguyên liệu được kiểm soát cẩn thận và có hương vị khác biệt hơn. Đó cũng có thể là thứ bánh mì hoa quả Früchtebrot hay loại xúc xích nhỏ truyền thống của Nürnberg kẹp trong bánh mì tên là Drei im Weckla (Weckla trong phương ngữ vùng này là chiếc bánh mì nhỏ). Ngoài ra là các mặt hàng thủ công hay được dùng để trang trí trong dịp Giáng sinh. Ở trung tâm của chợ, hàng năm người ta còn đặt một mô hình được gọi là Máng cỏ Giáng sinh (Weihnachtskrippe) diễn tả lại thời khắc Chúa Jesus ra đời.

s14

 

s12

s4

s3

s2

s1

Chợ Giáng sinh Nürnberg còn có một truyền thống được thêm vào sau này và có lẽ gắn liền với biểu tượng của Chợ trên các con phố. Vào ngày khai mạc chợ, thành phố sẽ chọn ra một thiếu nữ Nürnberg từ 16-19 tuổi, ăn mặc như một Christkind và đọc lời khai mạc trước tất cả người quan sát từ ban công Nhà thờ Đức bà (Frauenkirche). Truyền thống này đã có từ những năm 30 của thế kỷ trước, vẫn được duy trì hàng năm và là một trong những hoạt động được chờ đợi vào những ngày cuối năm.

s7

 

s9

Đi hết chợ Giáng sinh Nürnberg, bạn có thể gọi một cốc Glühwein – thứ rượu vang được pha cùng gia vị và hâm nóng – để xua đi cái lạnh của mùa đông và sau đó có thể giữ lại cốc rượu được in hình chợ lên như một kỷ niệm.

******

Lưu ý: các bạn về Nürnberg nếu cần sẽ được HSV tại khu vực này hỗ trợ và host nếu muốn. Vào ngày cuối tuần sẽ có người dẫn đi chợ giáng sinh ^^ Chi tiết có thể hỏi trực tiếp vào fanpage của hội dưới đây:

Fanpage: Hội sinh viên Việt Nam tại Nürnberg, Erlangen và các vùng phụ cận – VVStF

Group facebook: Hội sinh viên Việt Nam tại Nürnberg, Erlangen và các vùng phụ cận – VVStF

******

Phạm Minh Khôi (Nguyên Vi), Hình ảnh: Luca Huynh.

Hội sinh viên Việt Nam tại Nürnberg – Erlangen và các vùng phụ cận

Verein vietnamesischer Studenten in Franken – VVStF. 

© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản

Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: sividuc.org@gmail.com

Spread the love
  •  
  •  
  •  
  •  

bình luận

No responses yet

Leave a Reply

Specify Facebook App ID and Secret in the Super Socializer > Social Login section in the admin panel for Facebook Login to work

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest Comments

Categories
Follow us on Facebook