Du học, những bước đầu

Giống như trước đây khi chúng ta đòi bố mẹ mua cho 1 chiếc máy tính, bố mẹ thường hỏi rằng mua để làm gì? Chắc chắn các bạn sẽ đưa ra vô số các lí do tuyệt vời để mua chuộc bố mẹ, rằng thì là để luyện gõ mười ngón, để học pascal … cao siêu hơn nữa thì để học vi tính văn phòng, để học tiếng anh trên internet, để xử lí ảnh, để làm phim, … và rốt cuộc công việc hàng ngày của chiếc máy là để lướt facebook, chơi game và chat chit giết thời gian. Vậy liệu việc bạn quyết định đi du học có giống như vậy không?

 

0. Tại sao bạn muốn đi du học

Bạn muốn đi du học vì điều gì?
Tất cả các bạn của bạn đều đang ở nước ngoài nên bạn cũng phải thế? Sống xa gia đình thì bạn được tự do làm gì thì làm? Hay mua sắm tẹt ga khi mùa sale tới? Hay cũng có thể vì sĩ diện với họ hàng mà bạn phải đi nước ngoài 1 phen? Vì mùa đông có tuyết hay vì mùa thu có lá vàng rơi?
Du học không đơn giản như vậy. Du học là bạn sẽ đến 1 miền đất mới, sống và làm việc với những con người mới, văn hóa mới, … 1 mình. Bạn sẽ phải tự trang trải mọi chi phí trong cuộc sống của bạn. Phải tự đối mặt với mọi khó khăn. Phải đối đầu với nỗi nhớ nhà đáng sợ. Và hơn hết là áp lực cuộc sống công việc học hành có thể khiến bạn đầu hàng vô điều kiện.
Rất nhiều trường hợp khi ra đi thì tràn đầy hi vọng, du học rồi ko chịu nổi áp lực, đành trở về ko bằng cấp trong tay. Nhưng nếu vượt qua được bạn sẽ có rất nhiều thứ.

Vậy trước hết hãy nghĩ thật kĩ xem, tại sao bạn muốn đi du học. Vì tương lai của bạn hay vì ham muốn cá nhân nhất thời. Hãy nghĩ đến bố mẹ bạn và vạch 1 kế hoạch rõ ràng cho chuyến đi xa lần này của bạn.

Sau khi đã suy nghĩ kĩ về lý do du học của bạn và bạn chắc chắn 100% rằng mình sẽ phải đi du học, thì bước tiếp theo bạn cần làm là xác định rõ ràng các vấn đề sau đây:

1. Bạn sẽ học gì?

Có lẽ câu hỏi học gì các bạn có thể trả lời được ngay, rằng tôi muốn học kinh tế, tôi muốn học điện, học cơ khí, học ngôn ngữ học … Nhưng cái bạn nên xác định ở đây là học đại học hay cao học ở Đức. Nó ảnh hưởng đến con đường bạn sẽ đi tiếp theo như thế nào. VD: Nếu học đại học ở Đức, bạn bắt buộc phải có tiếng Đức. Còn cao học, bạn có cơ hội lựa chọn giữa tiếng Anh và tiếng Đức. Nếu bạn học đại học, học bổng là con số 0, còn cao học, là con số lớn hơn 0 khá nhiều.
Việc xác định học đại học hay cao học cũng ảnh hưởng đến vấn đề hồ sơ xin học cũng như xin visa của bạn sau này. Có các dạng du học bạn nên tìm hiểu là:
Sinh viên chưa tốt nghiệp đại học
Sinh viên đã tốt nghiệp đại học
Sinh viên đi theo chương trình quan hệ đối tác
Sinh viên theo học nghệ thuật
Sinh viên du học theo diện đoàn tụ gia đình

 

2. Ở đâu?

Bạn sẽ học trường nào đây? Nên chọn thành phố lớn hay nhỏ? Trường có ranking cao thì tốt, nhưng yêu cầu đầu vào cao, và ngược lại. Lời khuyên ở đây là: đâu cũng được, miễn là trường ấy nhận bạn vào học. Hãy cứ nộp hồ sơ đi đã.

 

3. Kinh tế

Một mối quan tâm lớn nữa của nhiều bạn khi tìm trường là chi phí sinh hoạt tại đó đắt hay rẻ và đắt rẻ cụ thể là bao nhiêu. Hừm đau đầu đấy, kinh tế mà.
Trung bình ở Đức 1 sinh viên 1 tháng tiêu hết khoảng 643Euro. Đấy là trung bình. Có thể hơn, có thể kém. Hơn là vì sao, vì mua sắm, party, đi du lịch, ăn uống tẹt ga, nhà cửa rộng rãi. Còn kém là sao, chi tiêu hợp lí, tiết kiệm một tí, đồ ăn không bỏ phí, thế là tiền đầy ví.
Thông thường nếu bạn chi tiêu tiết kiệm thì chỉ mất khoảng 400 đến 450 euro/ tháng ( bao hồm tiền nhà, bảo hiểm, ăn uống, shopping hạn chế, thi thoảng đi du lịch ). Đấy là chưa kể nếu bạn làm thêm thì có khi tiền của bạn tăng lên chứ chả giảm đi.

 

4. Nhai ngoại ngữ

Sau khi cảm thấy thỏa mãn cả 3 điều đã nêu ở trên thì bạn sẽ phải bắt tay vào học ngoại ngữ. Hãy chọn ngôn ngữ mà bạn thích học. Tiếng Anh sẽ có lợi cho bạn khi về Việt Nam làm việc, nhưng bất lợi trong việc xin việc ở Đức. Tiếng Đức thì ngược lại, cho bạn cơ hội xin việc ở Đức dễ dàng hơn, nhưng về Việt Nam thì chả dùng gì đến ( trừ các bạn học chuyên về ngôn ngữ và muốn trở thành giáo viên tiếng Đức ).

Ngoại ngữ rất quan trọng. Thành công của bạn phụ thuộc vào nó

 

5. Các thủ tục giấy tờ

Khá nhiều đấy. Nhưng cái các bạn cần quan tâm nhất ở đây đó là APS và hồ sơ xin Visa du học Đức. Ở đây xin phép chỉ nói tóm tắt sơ qua để các bạn có thể hiểu mường tượng được nó có cái gì thôi đã.

a) APS là gì? Tại sao cần có APS
Nôm na APS là bộ phận kiểm tra học vấn, tức là kiểm tra xem đầu óc các bạn thế nào, mồm miệng ra sao, phản ứng có linh hoạt không, là kiểm tra để xem bạn có đủ khả năng để học đại học tại Đức không.
APS không phải là kiểm tra quá kĩ càng kiến thức bạn đã học như trong các kì thi, mà đơn giản chỉ hỏi để xem bạn biết gì về lĩnh vực bạn đã đang và sẽ học. VD đơn giản là đối với các bạn chưa xong đại học, sẽ phải làm 1 bài thi TestAs, mà đa số câu hỏi trong đó đều kiểm tra độ nhanh nhạy, trí thông minh, óc phân tích, chứ chả có tí chuyên môn nào ở đây cả.
b) Hồ sơ xin Visa
Các điều kiện chính để bạn có thể xin được Visa Đức là:
* APS
* Chứng chỉ tiếng Đức (Zertifikat Deutsch) hoặc tiếng Anh (Toefle, Ielts, GRE, GMAT tùy trường )
* Giấy mời học của trường
* Tài khoản du học ( thông thường là ở Deutsche Bank, nhưng nghe nói hiện nay ViettinBank cũng cho mở thì phải )
* Các giấy tờ công chứng loằng ngoằng khác các bạn tham khảo thêm tại đâyhttp://www.sividuc.org:7080/news/Thu-tuc-giay-to.html
Quên còn 1 thứ quan trọng nữa là tiền lệ phí 😀 Khi đi nhớ mang theo tiền 😀

6. Ngồi chơi xơi nước chờ ngày lên đường! Làm gì đây cho hết những ngày này.

7. Sang Đức, ngồi nhớ về những ngày vui vẻ trước đây và thầm chửi bản thân.

Tác giả bài viết: Hoàng Duy 

© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản

Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: sividuc.org@gmail.com

Spread the love
  •  
  •  
  •  
  •  

bình luận

No responses yet

Leave a Reply

Specify Facebook App ID and Secret in the Super Socializer > Social Login section in the admin panel for Facebook Login to work

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest Comments

Categories
Follow us on Facebook