Lấy học bổng: Dễ hay khó ?

Ai trong đời chắc cũng từng một lần mơ về một cơ hội đc đi nước ngoài du học. Bạn thích đi đâu ? Bạn thích Châu Âu hoa lệ, hay muốn thực hiện giấc mơ Mỹ ? Hay lại giống như mình, thích đi ngắm kăng-gu-ru đấm bốc ?

Gì thì gì, không tính đến trường hợp nhà mặt phố, bố làm to. Hầu hết đều phải tự kiếm 1 cái học bổng nào đó – phần lớn, âu cũng là để làm nhẹ áp lực tài chính. Vậy thì lấy học bổng đi du học dễ hay khó. Nói thiệt, dễ thì nó dễ đó, nhưng cũng có cái khó. Bữa giờ mình cũng có nói chuyện với một vài người bạn, và cũng nghe được nhiều nỗi băn khoăn trăn trở cũng như tâm sự về vấn đề lấy học bổng để đi du học ở trời tây. Mình muốn viết một cái note nho nhỏ chia sẻ vài kinh nghiệm về việc kiếm học bổng ở nước ngoài – Chung chung cũng có, viết chuyên sâu tí cho nhóm ngành Biotech/Science cũng có dựa trên kinh nghiệm cá nhân của bản thân 🙂 . Cơ bản thì lấy học bổng cũng không khó, chỉ là cần thời gian (…đôi khi là rất nhiều thời gian)
1. Học bổng kiếm ở đâu
Thời đại công nghệ số, học bổng có thể kiếm được ở bất cứ nơi đâu. Các bạn có thể follow facebook của VietPhD, Dự án việc làm khoa học…. Hoặc không thì có thể tham khảo trên các web riêng của từng nước. Tại Đức thì có web của DAAD , Úc thì có PhDSeek , Hà Lan thì Studyinholland, Bỉ thì studyinbelgium …. hoặc thậm chí có vài dababase search đc đủ thứ nước luôn vd như scholarshipdb.net (cứ hỏi thêm anh Google nhé…). Ngoài ra còn phải kể đến các học bổng của chính phủ Việt Nam – Ví dụ như học bổng bộ nông nghiệp, học bổng công nghệ sinh học, đề án 911, học bổng nguồn nhân lực… vv và vv.
Tuy nhiên, cách đơn giản nhất để tìm được một scholarship thật ra lại là cách đơn giản nhất : Networking – thông qua giới thiệu, qua những người thầy cô mà mình đã từng làm chung đề tài blah blah blah… Mình sẽ có một bài viết khác nói riêng về vấn đề này, đặc biệt là Networking in science.
2. Liên lạc với giáo sư
Master by Coursework thì khá đơn giản, thường thì chỉ cần điểm IETLS/iBT tốt (GRE nếu apply trường ở Mỹ) thì xác suất được nhận khá cao. Tuy nhiên kiếm học bổng PhD/Master by Research thì rất hên xui bởi vì luôn có một vòng phỏng vấn với giáo sư. Riêng mình thì đã trải qua cả 2 loại, phỏng vấn qua email và cả phỏng vấn trực tiếp qua Skype. Có vài thứ nho nhỏ mà mình thấy nên làm như sau:
– Đọc kỹ về background của giáo sư cũng như nhóm làm việc mà giáo sư đang quản lý. Hiểu rõ họ làm gì, dùng kỹ thuật gì, mục đích ra sao, aim/scope của lab thế nào. Nên đọc sơ một vài paper tiêu biểu của giáo sư để biết hướng nghiên cứu hiện tại của họ. Hãy cố gắng đặt mình vào trong research group đó và xem mình có thể giúp họ giải quyết được vấn đề gì – Thậm chí nghĩ sâu xa về hướng nghiên cứu của mình trong research group đó.
– Luôn luôn đọc kỹ job description trước khi apply, đừng nghĩ học đại học xong là cái gì cũng biết – cái gì cũng làm được. Apply khi và chỉ khi cảm thấy mình có thể sống khỏe với con đường sắp đi trong khoảng độ 2-3 năm.
– CV là cực kỳ quan trọng – trong đó quan trọng nhất là track records – Càng nhiều bài báo khoa học thì ghi điểm càng nhiều, bạn có thể thao thao bất tuyệt để kể về một tỉ mười vạn thứ bạn có thể làm, nhưng đôi khi người khác chỉ cần 1 bài first author, người ta hơn bạn ngay… – Một thứ khác cũng quan trọng là references – như đã nói ở trên, nếu bạn kiếm được một thầy/cô giáo cũ của mình để làm references thì điều đó rất tốt. Và nếu thầy/cô đó quen được với giáo sư bạn sắp apply thì càng tốt hơn nữa.
– Khi phỏng vấn : TUYỆT ĐỐI không tự nói quá về bản thân mình – biết gì nói đó. Thành thật luôn luôn được ghi điểm. Nếu giáo sư hỏi :”Biết làm sequencing không ?” – Cứ mạnh dạn trả lời – “em có biết sơ về nguyên lý nhưng chưa làm bao giờ, nếu có ai đó chỉ cho thì chắc sẽ làm được” – đại loại như vậy thì dễ được người ta chấp nhận hơn. Nếu bạn nói quá về những gì bạn thật sự có thể làm, chỉ cần bạn bị hỏi vặn lại 1 câu – bạn bí bài là họ cho hồ sơ của bạn lên đường ngay.

 *** Đương nhiên vẫn có trường hợp PI họ yêu cầu quá cao (có thể là do lab xịn, họ khó tính hoặc họ tìm được người khác giỏi hơn bạn) thì bạn trả lời bạn muốn học họ vẫn cho bạn rớt như thường ***

– K-I-S-S : Keep it simple solid. Giao tiếp cũng như viết mail ngắn gọn, xúc tích, không dài dòng lê thê, không khóc lóc ỷ ôi. Dùng anh văn đơn giản, đừng quá màu mè, bạn làm khoa học chứ không phải làm nhà văn – điều này đôi khi hạn chế được rất nhiều lỗi ngữ pháp.
3. Một vài nguyên nhân bị trượt học bổng
– Nếu nói nguyên nhân trượt học bổng thì phần lớn nhất – rất tiếc lại phải nói là về việc “may mắn”… Cái này không đỡ được, nhưng thật ra học bổng cũng có yếu tố hên xui trong đó. Bạn chạy nhanh, nhưng lúc nào cũng có người chạy nhanh hơn bạn. Mình cũng có rất nhiều người bạn học cực giỏi (thậm chí là cực cực giỏi), nhưng vẫn rất lận đận trong việc tìm học bổng đi nước ngoài. Lời khuyên ? Hãy tiếp tục cố gắng, vận may rồi sẽ mỉm cười với bạn 🙂
– Yếu tiếng anh : vấn đề nhức nhối của rất nhiều sinh viên – bao nhiêu điểm AV thì đủ ? 5.5 hoặc 6.0 ietls đôi khi cũng đc nhận, nhưng đôi khi 6.5 trở lên mới là mốc an toàn nhất. Cái này thật ra cải thiện được, chính bằng nỗ lực bản thân cũng như sự cần cù trong năm tháng… Take it easy.
– Trượt vì thiếu kỹ năng : Cái này thì liên quan đến thông tin tuyển dụng PhD/Master, thường thì bất cứ PhD/Master job description nào cũng đều yêu cầu bạn có một vài kỹ năng bắt buộc – Ví dụ như đi học Bioinformatics mà ko có hiểu biết về lập trình thì rớt ngay từ vòng nộp CV, hoặc học microbiology mà dốt cấy vi khuẩn như mình thì cũng không được. Cố gắng tham gia vào nhiều project, học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm, hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau luôn luôn là một điểm cộng trong quá trình tìm học bổng.
– Trượt mà không hiểu vì sao trượt ??? Thật ra loại này thì cũng có, và lời khuyên tốt nhất cho bạn trong tình huống này là tìm một người nào đó rà sơ qua CV của bạn, cố gắng bổ sung các kỹ năng (chung chung), cũng như tìm các lab khác thích hợp hơn (hoặc thậm chí là các nước khác). Đôi khi hạ tiêu chuẩn tìm trường cũng là một giải pháp đáng cân nhắc.
Chúc các bạn may mắn và thành công !

“ Shoot for the moon. Even if you miss, you’ll land among the stars.”

 

Tác giả: Tuấn Nguyễn – PhD Candidate ngành Aquaculture Genomics tại Queensland University of Technology (QUT)

© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản

Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: sividuc.org@gmail.com

Spread the love
  •  
  •  
  •  
  •  

bình luận

No responses yet

Leave a Reply

Specify Facebook App ID and Secret in the Super Socializer > Social Login section in the admin panel for Facebook Login to work

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest Comments

Categories
Follow us on Facebook