Nhật ký từ thiện: Câu chuyện số 1 – Mồ côi

Nơi đây, 9 đứa trẻ đã lớn lên như củ khoai, củ sắn. Đứa lớn nhất học lớp 2, đứa bé nhất mới 4 tháng tuổi. Cha chúng ở đâu, chúng không biết, ẹ chúng ở đâu, chúng không hay. Tất cả bọn chúng đều mang phận mồ côi, sống nương nhờ tấm lòng và sự che chở của một người Cha. Sư thầy Thanh Lương đặt cho chúng những cái tên rất đời thường bởi thầy bảo „cho chúng nó sau này ra ngoài đời, không bị người ta chọc ghẹo“. Thầy đặt tên con trai có chữ Tâm để mong chúng sau này sống có tâm, có đức, hiền lành, lương thiện. Con gái có chữ Tường với ước vọng chúng được cát tường, an lành. (Chương trình từ thiện Thiện Từ Trong Tâm – Let’s Pay it Forward của hội SVVN tại CHLBĐ và Cơm Có Thịt Đức – Com Co Thit Deutschland e.V.)

 

Ngày 28 tháng 03 năm 2014
8 giờ sáng, tại nhà chờ bến xe Lương Yên Hà Nội, có sự hiện diện của 2 con người: một bác sỹ trẻ và một sinh viên vừa tròn mới bước qua tuổi 20. Họ ngồi ghế trước và sau, mỗi người nhìn về một hướng xa xăm, không ai biết người kia là ai.

 

8 giờ sáng, một anh tiến sỹ mới tu nghiệp từ nước ngoài về đứng ngồi không yên, châm điếu thuốc hút dáng vẻ bồn chồn, liên tục nhìn vào đồng hồ.

 

8 giờ sáng, có kẻ ngồi trên xe buýt, nhìn dòng xe máy, ô tô bủa vây xunh quanh xe bất lực nhích từng bước một vì tắc đường.

 

8 giờ sáng, có chị ôm vết mổ chưa lành da, lái xe như bay từ Hải Phòng đi xuống điểm hẹn.

 

8 giờ sáng, có một gia đình đang tất bật chuẩn bị vài gói muối, gói đường, vài chai dầu ăn, 1 yến gạo chuẩn bị cho chuyến đi.

 

Phần lớn những người này không biết mặt nhau dù họ có cùng chung một đích đến và cùng hướng về một chữ “Tâm”.

 

Chùa Dọc hay gọi là chùa Sùng Nghiêm nằm tại xã Tứ Kỳ, Hải Dương, cách trung tâm Thành Phố gần 30 km. Con đường tới chùa xanh mướt những ruộng lúa hai bên, xòe tay ra tôi hứng chút gió làng quê thổi bay đi cái ẩm thấp của mùa nồm phương Bắc.

 

Xe dừng lại, có một thằng bé tròn xoe với đầu cắt 3 chỏm nghịch ngợm chạy lăng xăng, tò mò nhìn đoàn chúng tôi. Nó tên Thiện, năm nay nó vừa tròn 3 tuổi, 3 năm mồ côi…

 

Ngôi chùa vắng lặng, bình yên, chỉ nghe thấy tiếng quyét lá của 2 đứa trẻ trong làng, chúng nó học xong vào thường vào giúp thầy chăm chùa. Sư thầy Thích Thanh Lương, 37 tuổi, khuôn mặt tròn, hiền từ bước ra. Thằng Thiện chạy ùa tới, nó reo lên “Ba ơi, ba ơi”.

 

Ngắm ngôi chùa nghèo của làng, không cờ, không quạt, không có những thứ xa hoa giống chùa nơi thành thị, lòng khách phương xa thấy nhẹ nhàng, thanh thoát. Mỗi khoảng đất trống đều được tận dụng thành vườn rau xanh. Kia là mấy khóm cải, đây là mấy củ su hào bị sâu ăn, lá thủng lỗ chỗ. À, nguồn rau sạch cho lũ trẻ đây mà.

 

Nơi đây, 9 đứa trẻ đã lớn lên như củ khoai, củ sắn. Đứa lớn nhất học lớp 2, đứa bé nhất mới 4 tháng tuổi. Cha chúng ở đâu, chúng không biết, mẹ chúng ở đâu, chúng không hay. Tất cả bọn chúng đều mang phận mồ côi, sống nương nhờ tấm lòng và sự che chở của một người Cha. Sư thầy Thanh Lương đặt cho chúng những cái tên rất đời thường bởi thầy bảo “cho chúng nó sau này ra ngoài đời, không bị người ta chọc ghẹo”. Thầy đặt tên con trai có chữ Tâm để mong chúng sau này sống có tâm, có đức, hiền lành, lương thiện. Con gái có chữ Tường với ước vọng chúng được cát tường, an lành.

 

Vương Tâm Phúc (sinh năm 2006), Vương Tâm Đức (2007), Vương Tường Linh (2008), Vương Tâm Hiếu (2008), Vương Tâm Hòa (2008), Vương Tường Vi (2009), Vương Tường Mai (2010), Vương Tâm Thiện (2011), Vương Tâm An (2013).

 

Chúng tôi đến, trẻ con đi học hết, ở nhà chỉ có con bé Tường Vi – người nóng rực nằm quay mặt vào tường, mồ hôi vã ra ướt tóc, thằng cu Thiện cứ chạy lăng xăng, miệng không ngớt “Ba ba” và thằng Tâm An, 4 tháng tuổi, nó đang bị sốt vì thời tiết thay đổi nhưng miệng nó luôn cười doe nhìn đến là thương.

 

Cả 9 đứa đều vào chùa khi còn đỏ hỏn. Sau mỗi số phận ấy đều là những câu chuyện buồn về bậc sinh thành ra chúng.  Họ dứt lòng để chúng trước cửa chùa, rồi gạt nước mắt ra đi không một lần quay lại. Như con bé Tường Linh, mẹ nó con gái miệt Vườn, tận Miền Tây lưu lạc ra đây. Mẹ nó xưa lỡ làng với anh quản đốc nhà máy, anh ta đã có vợ nhưng thèm con trai và rồi ruồng rẫy mẹ Tường Linh khi phát hiện cái thai là con gái. Mẹ nó thất tình, đau khổ phát điên, phát dại, lang thang ra tận ngoài Bắc, rồi có duyên được đưa về chùa, thầy nuôi cho đến khi sinh nở. Rồi mẹ nó đi biệt tăm sau khi sinh nó ra, nó chưa một lần gặp lại.

 

Chúng thiếu thốn tính cảm lắm nên chúng thích được ôm ấp, được gần gũi. Như thằng Thiện, nó cứ húc húc cái đầu 3 chỏm của nó vào chúng tôi, rồi nó cười bẽn lẽn. Nó cứ chạy quẩn quanh sư thầy, rồi mắt nó liếc liếc, dòm dòm chúng tôi tò mò. Nó chỉ ăn rau và cơm thôi mà bế nó tôi muốn sụn cả xương, trộm vía, thằng bé chắc nịch như bao gạo.

 

Chỗ ăn ở của chị em chúng nó tuềnh toàng lắm, phòng thầy nằm sát phòng chúng nó cũng chỉ có cái giường và cái bàn, chẳng có gì quý giá. Thầy không đi đâu xa chúng nó được, thầy vừa là cha, vừa là mẹ, thay tã, tắm rửa, giặt giũ thầy làm hết, chẳng quản việc gì.

 

Chiều xuống, ngồi bên thầy, ôm Thằng Tâm An, cõng thằng Thiện, thấm mồ hôi cho con bé Tường Vi, nhìn con bé Tường Linh vô tư chạy lòng vòng chơi trong sân, lòng chúng tôi nặng chĩu một nỗi buồn. Thương cho thân chúng sống đời côi cút, thương cho thầy vất vả trồng rau, chăm bẵm, lo lắng cho từng đứa một. Chúng tôi im lặng, nhìn nhau thầm hẹn nhau một lần nữa lại về với Sùng Nghiêm.

 

Thằng Tâm An, 4 tháng tuổi, miệng cười doe
Thằng Tâm An, 4 tháng tuổi, miệng cười do

 

Thằng Thiện
Thằng Thiện

 

Phòng chúng nó
Phòng chúng nó

 

Tường Vi
Tường Vi

 

Thằng Thiện và Ba
Thằng Thiện và Ba

 

Giường chúng nó

Giường chúng nó

 

Phòng chúng nó
Phòng chúng nó

 

Tặng quà

 

tuthien
Ba và chúng nó
Tặng quà
Tác giả bài viết: Ngô Phương Thủy

© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản

Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: sividuc.org@gmail.com

Spread the love
  •  
  •  
  •  
  •  

bình luận

No responses yet

Leave a Reply

Specify Facebook App ID and Secret in the Super Socializer > Social Login section in the admin panel for Facebook Login to work

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest Comments

Categories
Follow us on Facebook