Tác giả:
Quang Nguyễn – Phổ thông năng khiếu niên khóa 12-15
Đầu tiên mình xin phép nói luôn: nhiều bạn cảm thấy kì thi B2 nó rất kinh khủng. Mình từng đậu B2, và mình không phải thiên tài gì đâu. Cho nên mình chia sẻ kinh nghiệm dưới đây để mọi người có góc nhìn khác về việc có B2 trước khi xuất ngoại.
1. Tại sao phải là trình độ B2 Tiếng Đức?
Để theo học tại các Studienkolleg, hoặc trước mắt là để thi đầu vào, bạn cần bằng B1 . Ít nhất là vậy. Nhưng mình cảm thấy B1 chưa đủ để mình sống sót khi qua bên đấy, cộng thêm nhiều trường đã yêu cầu B2, nên mình đánh liều thi B2 luôn, không thi B1. Mình thi kì thi tháng 8/2014, năm mình học lớp 11.
2.B2 học cái gì?
Có 1 sự thật khá là thú vị: trong đợt thi của mình có 1 chị lúc ấy còn chưa đỗ B1, chưa học khóa B2. Và chị ấy vẫn đậu, dù chỉ đi học khóa luyện thi B2 chừng được 1 nửa số buổi. Cái mình muốn nói ở đây là, bạn vẫn có thể đậu B2 nếu biết ôn thi 1 cách hợp lí + may mắn, dù rằng chưa từng học, hoặc học không vô giống mình.Quan trọng là khả năng ngoại ngữ của bạn tới đâu thôi.
Nói chung, vào lúc mình thi, mình cảm thấy B2 chỉ hơn B1 2 cái: từ vựng và khả năng nói. Sự thật đau lòng là lúc ấy Goethe HCM mở khóa B2 trong 2 tháng, dạy cấp tốc. Thầy mình lúc ấy nói là bên Trung Quốc phải học 4 tháng cơ.
Quay trở lại khóa học, sau này mình mới biết,ngữ pháp của B2 rất khó để nắm bắt. Phần vì không xài nhiều như những cái cơ bản của B1, phần vì nó bắt đầu rắc rối hơn. Quan trọng nhất, B2 yêu cầu khả năng nói cao hơn, nhanh và lưu loát hơn, hơn là kiểu nói theo form của B1.
B2 có thể học Aspekte, bây giờ thì Goethe chuyển sang dạy Studio D. Một số chỗ dạy Mittelpunkt/ Erkundungen.
Mình thì mình thích Aspekte, vì nó có vẻ dễ nắm bắt hơn Studio D. Bù lại kiến thức và bài tập Studio D khá đa dạng. 2 cuốn còn lại mình chưa học.
3. Đi học B2
Lần đầu mình đi học B2 ở Goethe HCM là vào tháng 5/2014. Khóa này dài 2 tháng, như đã nói. Đứng lớp là 2 người nước ngoài. Và đặc biệt giáo trình của họ rất dị. 1 thầy luôn bắt đầu bằng 1 chủ đề, cả lớp chia nhóm thảo luận, sau đó lên thuyết trình. 80% số buổi là như vậy. Sau đó mới học thêm đọc, viết, vv. Nhưng cực kì ít. 1 cô thì dạy ít, nói cực chậm, khác hẳn thầy nói giọng Bayerisch cực nhanh. Cô này thích cho xem phim, cho cả lớp đi chơi, cho làm CV, cho làm thuyết trình nhóm và đặc biệt là thích cho … nghỉ sớm.Nói chung lúc học xong mình không biết mình học được gì luôn, ngoài khả năng nói tăng lên chút ít vì thuyết trình nhiều. Ngữ pháp mới gần như bằng 0. Mà không chỉ mình. Nhiều bạn khác cũng cảm thấy thế. Nhưng mà đỗ thì vẫn đỗ (tí mình kể sau). Có lẽ mình xui xẻo vào lúc ấy, khi khóa B2 chưa được chuẩn bị kĩ, việc dạy khá là lung tung ở TPHCM.
Lần thứ 2 là 1 năm sau, sau khi mình đã có bằng rồi. Lúc này mình nhảy thẳng vào B2.2 của Goethe luôn. Đây là lúc mình lãnh hậu quả của việc thiếu kiến thức ngữ pháp của B2. Mình bắt đầu sợ thật sự. Cuốn sách lúc này dạy đã đổi sang Studio D, theo cá nhân mình, dạy nhiều về cách hành văn, ngữ pháp, vv nhưng dạy đọc và từ vựng thì kém hơn Aspekte như khóa đầu tiên mình học. Aspekte ngay phía sau đuôi có phần hệ thống từ vựng khá tốt. Nói chung là xài cả 2 nếu được. Trở lại với lớp này, mình học thấy bình thường, hơi chán, một phần tâm lí là chỉ để ôn lại tiếng đức sau 1 năm bỏ rơi. Nói chung là vẫn chưa thấy hiệu quả rõ rệt.
Lần 3 là lúc mình học ở nhà 1 cô giáo. Và nói thật, lúc này mình mới được học Grammatik của B2 một cách hoàn chỉnh nhất, dù rằng cô giáo đã tá hỏa vì mình đã có B2 nhưng ngữ pháp đặc trưng thì … mù tịt.
Tác giả bài viết: Quang Nguyễn – Cộng tác viên Sividuc.org
Phần 2: Giới thiệu mẫu đề thi B2
© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản
Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: sividuc.org@gmail.com
No responses yet