Hội thảo của Trung tâm Di trú quốc tế và phát triển với chủ đề “Return home or stay in Germany”.

 

Vừa qua, tại thành phố Bonn, Trung tâm di trú quốc tế và phát triển (Centrum für internationale Migration und Entwicklung-CIM) tổ chức 01 buổi Hội thảo với chủ đề “Return home or stay in Germany” hướng tới đối tượng sinh viên, người đã tốt nghiệp và chuyên gia đến từ Việt Nam và Indonesia.

Hội thảo diễn ra trong 3 ngày từ 24 đến 26 tháng 2 năm 2017, nhằm mục đích cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về các chính sách và hỗ trợ tài chính cho các lưu học sinh, các chuyên gia sau khi kết thúc học tập, nghiên cứu tại Đức có nguyện vọng trở về Việt Nam hoặc Indonesia làm việc. Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn cung cấp nhiều thông tin bổ ích về thị trường việc làm ở 2 nước và các chính sách việc làm cho những người có mong muốn ở lại làm việc tại Đức.

 sividuc_cm1 (1)

Hình 1. Lieselotte Heckmann cùng các điều phối viên chương trình tại Việt Nam và Indonesia phổ biến thông tin về chương trình di trú và phát triển

Tham dự buổi Hội thảo có 14 bạn sinh viên Việt Nam và 22 bạn sinh viên Indonesia hiện đang học tập và nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành khác nhau tại các trường Đại học, viên nghiên cứu ở Đức. Ngoài việc được tiếp thu các thông tin cập nhật về các chính sách hỗ trợ từ chương trình, chia sẻ cơ hội việc làm, Hội thảo còn là cơ hội để các bạn sinh viên xây dựng mạng lưới nhằm trao đổi thông tin về học thuật và chia sẻ những trải nghiệm về cuộc sống tại nước Đức.

sividuc_cm1 (2)

Hình 2. Các đại biểu tham dự Hội thảo tại Bonn

Bên cạnh đó, các bạn sinh viên đã được nghe chị Đặng Thị Phương Dung – Cán bộ phụ trách chương trình Di trú cho phát triển tại Việt Nam giới thiệu về các hoạt động trọng tâm của chương trình tại Việt Nam, các yêu cầu cụ thể của chương trình dựa trên một số trọng tâm ưu tiên hỗ trợ của chính phủ Đức cho chính phủ Việt Nam như: đào tạo nghề, bảo vệ môi trường và tài nguyên, năng lượng, và các mục tiêu phát triển bền vững khác. Theo số liệu thống kê từ CIM, từ năm 2010 đến nay, bình quân hàng năm có khoảng 20 chuyên gia Việt Nam nhận được hỗ trợ của chương trình trở về Việt Nam công tác trong các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.Tiếp sau phần giới thiệu chung về chương trình, người tham dự được chia thành các nhóm thảo luận sâu để các điều phối viên từ 2 nước có thể giải đáp trực tiếp liên quan đến việc nộp hồ sơ, đối tượng hỗ trợ và cách thức liên hệ với chương trình, thông tin việc làm,… Chị Đặng Thị Phương Dung và chị Dương Thị Việt Thắng đã cung cấp những thông tin cập nhật về thị trường lao động ở Việt Nam, phân tích những thuận lợi và những khó khăn, cơ hội và thách thức khi các bạn trở về nước công tác.

Một số lưu ý trong việc nộp hồ sơ tới chương trình: Đăng ký lấy mã số online của chương trình trước khi về Việt Nam, sau đó viết bản mô tả công việc với xác nhận của nhà tuyển dụng.Trong quá trình nộp hồ sơ, các bạn có thể liên hệ với điều phối chương trình để nhận được thông tin tư vấn cụ thể nhất.

sividuc_cm1 (3)

Hình 3. Chị Dương Thị Việt Thắng – Đại diện Ban quản lý lưu học sinh và chị Đặng Thị Phương Dung – điều phối chương trình CIM tại Việt Nam- chụp ảnh cùng các bạn sinh viên Việt Nam tham dự.
Thông tin chi tiết về Chương trình di trú và phát triển được đăng tải trên website hoặc returning-experts

 

Ban Tài liệu và Phát triển Hội

Hội SVVN tại CHLB Đức

© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản

Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: si*********@gm***.com

Spread the love

bình luận

No responses yet

Leave a Reply

Specify Facebook App ID and Secret in the Super Socializer > Social Login section in the admin panel for Facebook Login to work

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest Comments

Categories
Tin 360Tin Đức-ViệtTin Việt-Đức
Follow us on Facebook