Thì cứ đi xem tới đâu

Bước lên tầu RE1 để lên Berlin mua đồ như thường lệ… nhìn vào lịch trình, thấy tầu sẽ đến điểm cuối là Frankfurt an der Oder – 1 TP nhỏ phía Bắc bang Brandenburg… “Okay, thẻ sinh viên đi toàn bang có, tiền có, máy ảnh có, điện thoại có, nước nôi áo sống đủ cả, vậy thì cứ đi xem tới đâu!”… Tôi đi, trước khi nhớ tới cái Luận văn tốt nghiệp chưa được dòng nào ở nhà! 🙂

 

Trong một bài viết trước, tôi đã nói rằng, tôi ít có kế hoạch cụ thể cho việc chơi. Đã muốn chơi, tức là đang có hứng thú, mà thế thì phải làm ngay, làm luôn! Chỉ cần để cái thời điểm ấy trôi qua 1 phút, thì anh “hứng” em “thú” sẽ bị đè bẹp bởi 1 đống đối tượng thù địch khác, nhất là con “tiền” và thằng “thời gian”!!!
(Cần lưu ý, Frankfurt an der Order thường bị nhầm với Frankfurt am Main – TP lớn nằm ở phía Tây nước Đức.)Tới Frankfurt Oder, ấn tượng đầu tiên là TP cực kỳ dễ thương, giống như tất cả các TP nhỏ mà tôi đã từng đi qua! Tôi suýt bật cười thành tiếng khi nhìn thấy chiếc tram bé xíu, chỉ bằng 1/3 tram ở Berlin như thế này!
Image

 

Ấn tượng thứ hai là tất cả ngõ ngách phố xá nhỏ xinh đều ngập tràn các thể loại nghệ thuật, từ điêu khắc, tượng đài, vòi phun nước, tới các tác phẩm phong cách hiện đại!
Image

 

Image

 

Image

 

Image

 

Image

 

Image

 

Sau thời gian đi vài nơi, tôi nhận thấy, các TP lớn bé tại Đức đều thiết kế theo kiểu: các danh lam thắng cảnh đều nằm ở khu trung tâm, thường là nhà thờ, Rathaus (tòa thị chính), museum, lâu đài, tượng đài… kết hợp với các khu mua sắm hoặc thương mại. Bao quanh khu trung tâm thường là công viên, bờ sông hoặc vườn… Cho nên, tôi cứ nhằm hướng Rathaus mà đi, chả cần bản đồ làm gì cho mệt… 🙂

 

Image

 

Image

 

Cuối cùng thì cũng lang thang tới nơi cần đến! Trung tâm TP là nhà thờ cổ kính Thánh Marien cổ kính, với kiến trúc nguyên bản xây từ thể kỷ thứ 13, nhưng đến ngày cuối cùng của chiến tranh thế giới II, nhà thờ bị phá hủy 1 phần bởi bom đạn. Đây là một trong nhà thờ còn sót lại của kiến trúc Northern German Brick Gothic (kiến trúc Gothic xây bằng gạch nung đỏ, phổ biến ở các vùng phía Bắc nước Đức khoảng thế kỷ 10). Một trong những sự kiện đáng nhớ của nhà thờ là vào năm 2002, 3 tấm kính cửa sổ với hình mô tả các câu chuyện trong Kinh Thánh, vốn dĩ bị tháo dỡ và thất lạc từ sau chiến tranh, được tìm thấy tại St. Petersburg! Năm 2007, 3 tấm kính được gắn trở lại vào vị trí cũ!

 

Image
Cửa phía Tây của nhà thờ.

 

Image
Những tấm kính nhiều mầu sắc bên trong nhà thờ, cùng kiểu mái vòm nhọn của kiến trúc Gothic!

 

Image

 

Image
Phù điêu bên ngoài nhà thờ!

 

Image
Cửa chính nhà thờ!

 

Image
Bảo tàng và Tòa thị chính mầu đỏ nổi bật trong ngày nắng!

 

Image
Thư viện thành phố…. (Thích nhất tấm này, vì khung cửa kính in nền trời rất đẹp!)

 

Image
Mặt sau của Tòa thị chính!

 

Frankfurt Oder là thành phố vùng biên, giáp ranh với Ba Lan. Với 3 phút đi bộ qua cầu, tôi đã được xuất ngoại 🙂 TP bên kia sông có tên Slubice. Chỉ cách nhau 1 dòng sông, 1 cây cầu mà dường như mọi thứ đều khác hẳn. Kiến trúc, con người, phố xá… phóng khoáng hơn, thoải mái hơn và bình dị hơn. Dừng lại ở 1 hàng cây cảnh, giá hoa rẻ hơn Đức nhiều, tôi quyết định buôn 3 cây hoa từ Ba Lan về Potsdam trồng 🙂

 

Image
Cây cầu nối liền biên giới hai nước! Với sự ra đời của Liên minh Châu Âu, khái niệm đường biên giới gần như bị xóa nhòa, khi bạn có thể đi từ nước này qua nước khác mà không cần nhiều thủ tục phức tạp như trước đây! 

 

Image
Slubice welcome! 

 

Image
Thư viện TP!

 

Image
Kiến trúc nhà khác hẳn bên Đức!

 

Image

 

Image

 

Image
Bờ sông bên Ba Lan là bờ bụi cỏ dại, còn bên kia Đức là tường kè vững chắc! 

 

Lang thang thế mà cũng hết 4 tiếng… cuối cùng thì cũng đã biết là tới đâu rồi! Tôi đi về… luôn hạnh phúc với những cuộc hành trình bất ngờ như thế! Hãy cứ đi, vì những trải nghiệm không dễ gì có lại lần thứ 2!

 

Image

Tác giả bài viết: Linh Bùi
Nguồn tin: linhbuivietnam.wordpress.com

© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản

Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: si*********@gm***.com

Spread the love

bình luận

No responses yet

Leave a Reply

Specify Facebook App ID and Secret in the Super Socializer > Social Login section in the admin panel for Facebook Login to work

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest Comments

Categories
Cẩm nang du lịchDu lịchKhám phá nước Đức
Follow us on Facebook