Cô gái Nghệ An cùng dự án blog My Kitchies – Bếp Á Âu

My Kitchies – Bếp Á Âu – mang ẩm thực thế giới đến với căn bếp thường ngày

Lời đầu tiên xin được phép cảm ơn bạn Thuỷ vì đã tạo điều kiện và hỗ trợ chúng mình hoàn thành bài viết này! 

“ Mình là một người thích nấu ăn, trồng cây, nuôi đủ thứ (không nuôi người), chơi games, ăn vặt và ngủ. Hiện mình đang làm việc và học tập tại Munich, Đức. Chào mừng bạn đến với blog của mình. Blog là cuốn sổ tay lưu giữ công thức những món mình thích ăn hoặc thích tìm hiểu. Quan niệm của mình là “Learning by doing”: có học nấu ăn mới học hỏi được nhiều kinh nghiệm bếp núc hay ho. Mình không phải đầu bếp, chỉ là người lấy ăn uống làm đam mê và tò mò về ẩm thực bốn phương. Với mình, linh hồn món ăn không nằm ở công thức, mà nằm ở người nấu. Mình hi vọng các bạn có thể tìm thấy ý tưởng cũng như niềm vui bếp khi ghé qua góc blog nhỏ của mình.”

Vài dòng chia sẻ của Thuỷ trên fanpage “My Kitchies – Bếp Á Âu” về bản thân và dự án blog của bạn. Chúng mình đã tìm cách liên hệ với chủ nhân của blog và có một cuộc trò chuyện nhỏ xoay xung quanh chủ đề bếp Á Âu.

  • Xin chào bạn, bạn có thể giới thiệu sơ qua về bản thân mình cũng như trang blog đến với đọc giả SiviTalk được không?

Mình tên là Thủy, hiện mình đang học Master Mathematik ở Universität München. Mình đã làm blog My Kitchies được khoảng hơn 2 năm, tháng 7 tới là tròn 3 năm. 

  • Động lực thành lập My Kitchies của bạn là gì và tại sao lại là hình thức blog, một dạng rất là cổ điển so với các Youtuber khác hiện nay?

Ban đầu thì mình cũng như mấy bạn sinh viên thôi, sang đây thèm đồ Việt nên tự nấu, vừa hợp miệng lại rẻ. Sau đó mấy lần đi ăn hàng thấy người ta làm món này kia hấp dẫn, mình bê cái menu về tìm cách làm trên mạng, rồi lấy cuốn sổ ra viết nhưng sổ thì không lưu lại được hình ảnh nên mình quyết định mở cái blog ghi chép công thức, vừa tiện cho mình tra cứu sau này ai cần thì cho mọi người xem. Dần dà khi mà được mọi người ủng hộ thì mình có động lực viết lách chụp ảnh tử tế hơn.

Còn về dạng blog thì ban đầu mình không có hướng cụ thể gì cả, mình đi ăn thấy gì ngon lạ thì về bắt chước nấu theo, chủ yếu là món Tàu và Thái. Về sau thì thấy ẩm thực đó hấp dẫn nên mình quyết định theo hướng đấy luôn, vì trên mạng mình thấy có vẻ ẩm thực đó ít người khai thác kỹ và chi tiết.

Món Thái thì hợp cho các chị các mẹ nội trợ, món Tàu thích hợp cho mấy bạn học bếp Hoa. Món Tàu đúng là khó, bản thân mình cũng không tự nhận mình nấu khoản này giỏi đâu. Những món mình chia sẻ chủ yếu là những món cơ bản bình dân trong bữa cơm gia đình người Hoa thôi. Chỉ là người Việt Nam mình còn thấy khâu gia vị mới mẻ nên hơi thấy phức tạp chút.

Món Việt thì nhiều cao thủ rồi, mình cũng không có ý định theo mà chỉ chia sẻ 1 số món đặc trưng vùng miền Nghệ An mình ở thôi. 

  • Bạn sử dụng các công thức ở đâu ra hoặc có nguồn cảm hứng nào để nấu ăn?

Làm blog như làm dâu thiên hạ, làm không chuẩn người khác cũng soi mói mình lắm. Mà mình đã làm thì mình muốn tập trung chuyên môn cho hoàn chỉnh nhất có thể. Khi mình chưa tự tin để nấu món đó thì mình lục tung cả cái google tìm cho hết. Trước khi mình kết luận điều gì, mình thường phải đảm bảo chắc chắn, hoặc nếu chưa rõ thì phải ghi chú thích trong bài nó là từ khẩu vị cá nhân hay hiểu biết cá nhân, chưa* tự tin thì ko nên nói chuẩn hàng *cười*. Mình cũng không dám nhận mình nấu chuẩn hàng dù cũng lục kỹ cái google rồi.

  • Bạn có gặp khó khăn trong việc đảm bảo hương vị các món Á – phù hợp với cuộc sống ở Đức không?

Mình lượn nhiều shop nên đồ gì mình cũng mò. Gia vị thì chỉ phiên phiến thôi, nhưng mình luôn đảm bảo authentic và đầy đủ nhất có thể, nhưng ví dụ như 1 số lọ gia vị đóng sẵn có bao nhiêu hãng thì chỉ được chọn trong bấy nhiêu hãng đó thôi, không có loại chuẩn hơn ví dụ như mắm tôm trong lọ xuất khẩu bên này sao sánh được mắm tôm mấy bà bán thịt cầy ngoài chợ ở Việt Nam được *cười*

Và đó cũng là cái mình cần chú ý khi đi ăn uống!

Khi mình chưa biết món đó ra sao, như thế nào thì cố tìm ra quán nào authentic nhất có thể để ăn, không lại có cách nhìn phiến diện chủ quan. Tự làm cũng chọn công thức nào bám sát bản gốc nhất có thể thì mình sẽ có được hình dung sơ bộ về hương vị món ăn, miễn mình có đủ gia vị. Giả dụ làm hơi mặn xíu, ngọt xíu, ok không sao. Nhưng thay sa tế Việt Nam với lọ ớt chưng của Tàu chẳng hạn, giống như người Đức thay riềng bằng gừng là vị đi lệch ngay!

Mình có thể chọn hãng xì dầu này nọ, nhưng chọn nước mắm thay xì dầu thì không nên.

Nhiều người thì thích làm phiên phiến phù hợp điều kiện sẵn có, nhưng mà nếu họ ăn 1 bản tương tự và bảo món đó cũng bình thường không khác món Việt Nam mấy thì đánh giá này bị lệch nè.

Món Thái thì gần gũi hơn, nhưng khoản rau củ tốn kém và đôi lúc khó tìm.

Rau củ thì chỗ mình có shop bán đồ Thái khá đầy đủ, không thiếu gì chỉ thiếu tiền thôi *cười*

Gia vị đồ Hoa cũng đủ, ở Đức sinh viên Tàu nhiều nên shop Tàu nhiều, đủ cho bản thân mình nấu phần lớn các món cơ bản.

Tuy nhiên mình luôn ưu tiên món nào phù hợp với điều kiện tài chính nè, rồi xem nguyên vật liệu dễ tìm không, rồi mua rồi có xài được cho món khác không để kết hợp cho đỡ phí

  • Cảm nhận chung của bạn về ẩm thực Á ở phương Tây như thế nào?

Theo mình, không phải quán nào làm cũng ngon đâu, bán cho tây thì dễ bán lắm, Việt Nam chấm 6/10d thì tây chấm 8. Căn bản quán mở ra không hoàn toàn nhằm phục vụ người châu á. Rồi chưa kể nguyên vật liệu thiếu hoặc đắt, người bán phải cắt giảm chi phí thì chất lượng cũng giảm, vị phiên phiến thôi. Bản nhà làm ăn chất lượng hơn hẳn mà, nhưng bán ra lỗ chắc!

  • Ẩm thực cũng là một cách để truyền tải văn hoá. Nhưng sự khác biệt về nguyên vật liệu sử dụng trong việc nấu nướng làm khẩu vị của người Tây và người châu Á khá khác nhau. Bạn nghĩ như thế nào về việc này, có nên thay đổi món ăn để phù hợp?

Nếu giới thiệu bản sắc văn hóa nghệ thuật thì đúng là nên làm cho nó authentic nhất có thể để người mới ăn lần đầu có cảm nhận đúng đắn xem họ thực sự thích món ăn đó hay không. Giống như mình nấu bún bò Huế có mắm ruốc nhưng người Tây không ăn đc. Người ta khen bản không mắm ruốc ngon nhưng mình cũng phải chỉ rõ là ở Việt Nam phải có mắm ruốc, nếu không thì không ăn đúng đồ chuẩn.

Đôi lúc mình tự đặt ra câu hỏi là tại sao họ ăn món đó thấy ngon lành mà mình không ăn được. Và mình lại tập ăn. Ăn lần đầu ghê nhưng lần 2 lần 3 ăn kỹ lại bắt đầu ngấm

Trước mình tập ăn thịt cừu và giờ thì thích mê *cười*

Nói chung 1 phần do suy nghĩ của bản thân chưa được thoáng thôi

Mình cứ nấu và mời các bạn thử. Cái gì cũng phải tập dần. Từ món dễ ăn rồi level trung cho đến level khó.

  • Cảm nhận của bản thân bạn về blog My Kitchies như thế nào? Bạn có muốn cải thiện hay duy trì điều gì không?

Blog của mình cũng kén người xem vì 1 phần gia vị nguyên liệu khó kiếm, 1 phần thì nấu nướng hơi cầu kỳ nhiều bạn không đủ thời gian kiên nhẫn để làm, phần thì nhiều người quen nấu các món bản sắc quê hương nữa

  • Dự định trong tương lai (kênh Youtube)

Hiện tại thì chưa và mình nghĩ trong tương lai gần mình cũng không làm youtube, mình không có nhiều điều kiện về thời gian, vừa đi chợ rồi nấu rồi chụp ảnh, quay phim, edit, viết blog,… 1 mình mình không kham được. Hơn nữa bếp chỗ WG mình ở hơi nham nhở nên ko làm đâu *cười*

Mình còn phải đi làm đi học nữa, cái đó quan trọng với mình hơn, thời gian cho hobby như vậy là đủ rồi!

Một lần nữa, Sividuc cảm ơn bạn rất nhiều vì một buổi trò chuyện vô cùng thú vị và bổ ích. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong tương lai.

© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản

Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: sividuc.org@gmail.com

Spread the love
  •  
  •  
  •  
  •  

bình luận

Tags:

No responses yet

Leave a Reply

Specify Facebook App ID and Secret in the Super Socializer > Social Login section in the admin panel for Facebook Login to work

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest Comments

Categories
Follow us on Facebook