Viết và chụp (ảnh) như một thứ khói ám vào người không thể gỡ hay gột rửa. Điều luôn tìm tòi, hướng đến là sự thật và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Nhà báo Đại Dương tên đầy đủ là Nguyễn Đại Dương, công tác tại báo Tiền Phong – Cơ quan đại diện tại TP. Hồ Chí Minh. Anh có nhiều lăn lộn và trải nghiệm trong nghề báo. Ngòi bút và ống kính của anh luôn hướng về đời sống, vì thế, những tác phẩm báo chí của anh dù là bài viết hay những bức ảnh đều nóng hổi, mặn mòi hơi thở cuộc sống.
Nhà báo Đại Dương nhận giải Nhất cuộc thi Phóng sự-ký sự “Doanh nhân-Bản lĩnh và cống hiến” (tháng 6-2012) (Nguồn TPO)
Ảnh của Đại Dương không quá thiên về kỹ thuật, anh chú trọng vào thời khắc xuất hiện cao trào trong tâm trạng nhân vật để bấm máy. Trong sự bộn bề, ngổn ngang của các dữ kiện và sự lao nhanh vun vút của dòng thời sự, anh vẫn kịp nắm bắt, khắc họa những chân dung nhân vật, những số phận con người qua các bức ảnh. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện sinh động, giàu cảm xúc, một lát cắt từ cuộc sống đang chuyển động từng phút từng giờ. Anh tâm sự: Viết và chụp (ảnh) như một thứ khói ám vào người không thể gỡ hay gột rửa. Điều luôn tìm tòi, hướng đến là sự thật và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Ban Tổ chức ALiG xin được kể cùng các bạn một vài trong số hàng trăm câu chuyện đã kể trong suốt chặng đường 20 năm viết và chụp của nhà báo yêu nghề này.
Lá ngón là một loại độc dược và được mệnh danh là “ma ngón”. Người dân vùng cao phía Bắc thường sử dụng lá ngón để tự vẫn mỗi khi có xung đột. Nhiều trẻ em cũng đã bị chết oan vì không hiểu biết. Tháng 11/2011, 4 đứa trẻ từ 6 đến 8 tuổi, cùng là chị em con chú, con bác, gồm Mùa Thị Ghênh, Mùa Thị Bông, Mùa Thị Ly, Mùa Thị Súa, người dân tộc Mông ở bản Trung Sua, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) rủ nhau ra rừng và ăn phải lá ngón. Khi người lớn phát hiện ra thì Súa và Ghênh đã chết. Ly và Bông được đưa đi đi cấp cứu kịp thời và thoát chết.
Ảnh: Mùa Thị Bông vừa thoát chết, giương đôi mắt đen tròn ngơ ngác bởi không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Phía sau là Vừa Thị Dung, mẹ của Ghênh đau đớn vì mất con. (Ảnh chụp tháng 11/2011)
Dù còn rất khó khăn, song trẻ em người dân tộc thiểu số vùng sâu tỉnh Lâm Đồng trong độ tuổi đều được đến trường.
Ảnh: Học sinh trường tiểu học xã vùng sâu Tàhine, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) tập làm toán (ảnh chụp tháng 1/2010)
Người phụ nữ dân tộc Jẻ triêng ở huyện vùng cao Đắk Glây (Kon Tum) chết lặng trước ngôi nhà của mình bị trận lũ tháng 10/2009 phá hỏng. Những trận mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Một người đàn ông cao niên trong vùng tâm bão lụt miền Trung tận hưởng giọt sữa ngọt lành từ tay các nhà hảo tâm. (Thạch Hà – Hà Tĩnh, tháng 10/2009)
“Từ ngày cha sinh mẹ để đến giờ, đây là lần đầu tiên chúng tôi được dùng điện”- vợ chồng cụ ông và cụ bà người dân tộc K’ho mặc bộ áo quần đẹp nhất để đón điện về làng (xã Tàhine, Đức Trọng, Lâm Đồng, 22/1/2010)
Nhà báo Đại Dương tác nghiệp tại một bản làng người dân tộc Dao đỏ tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (tháng 3-2013)
Nhà báo Đại Dương giao lưu, trò chuyện cùng trẻ em dân tộc Mông trên cung đường Hạnh Phúc, thuộc địa phận huyện vùng cao Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (tháng 3-2013)
Xem thêm Giám khảo ALiGGiám khảo Janina GarnetGiám khảo Lekima Hùng
Cuộc thi ảnh ”Sắc màu cuộc sống 2013 – A little Germany” bắt đầu nhận ảnh từ ngày 01.05.2013 và sẽ mở vote vào ngày 15.05.2013 để chọn các tác phẩm xuất sắc lọt vào vòng 2. Tại vòng 2, các bức ảnh sẽ được đánh giá bởi các giám khảo uy tín. Chi tiết xin truy cập: http://www.sividuc.org/alig.html. |
© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản
Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: sividuc.org@gmail.com
No responses yet