Mặc cho cách biệt về địa lý hay văn hoá thì ta vẫn có thể tìm được những “điểm giao nhau” tình cờ như vậy. Có mấy ai biết rằng chàng trai Woyzeck trong tác phẩm “Woyzeck” của nhà văn Georg Büchner cũng có nhiều điểm tương đồng với “anh Chí” của Nam Cao đến thế.
Văn chương chính là bức tranh phản chiếu lại tình hình xã hội. Mỗi bài văn không chỉ chứa đựng tư tưởng của tác giả mà còn cả của thời đại lịch sử của quốc gia nơi nó ra đời. Thế nhưng, đôi khi thông qua văn chương ta lại bắt gặp những tư tưởng tương đồng của những nền văn hoá khác nhau. Ví dụ khi cô Tấm ở nước Đại Việt đánh rơi hài trên đường đi trẩy hội và được nhà vua rước về làm vợ thì ở Châu u xa xôi, cô bé Lọ Lem cũng vô tình bỏ lại chiếc giày thuỷ tinh của mình khi đồng hồ vừa điểm số 12. Mặc cho cách biệt về địa lý hay văn hoá thì ta vẫn có thể tìm được những “điểm giao nhau” tình cờ như vậy. Có mấy ai biết rằng chàng trai Woyzeck trong tác phẩm “Woyzeck” của nhà văn Georg Büchner cũng có nhiều điểm tương đồng với “anh Chí” của Nam Cao đến thế.
Tác phẩm “Woyzeck” của Georg Büchner được viết trong thời kì Vormärz – một thời kỳ lịch sử/văn học diễn ra vào nửa đầu thế kỉ XIX ở nước Đức. Các tác phẩm trong thời kỳ này là tiếng nói đòi công bằng, đấu tranh chống áp bức và đòi quyền tự do của các nhà tri thức, các nhà văn trẻ. Những mảnh đời trong xã hội cũng vì thế mà được phản ánh chân thực, đôi khi là trần trụi đến mức đau lòng. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao cũng mang tinh thần như vậy. Truyện được sáng tác vào trước Cách mạng Tháng Tám, là lúc nước ta đang trong giai đoạn xã hội thực dân nửa phong kiến. Tiếng chửi của Chí Phèo cùng những vết sẹo chằng chịt trên mặt anh chính là lời Nam Cao lên tiếng về những bất công của dân nghèo trong xã hội rối ren thời đó.
Trước khi là KOL của làng Vũ Đại trong 1977 Vlog thì Chí trong tác phẩm gốc từng là một con người dù nghèo khổ nhưng hiền lành. Chí cũng có ước mơ có gia đình nhỏ của riêng mình và sống một cuộc đời bình yên. Ước vọng đấy có thể Chí Phèo sau khi đi tù về đã từng quên mất, nhưng không hề mất đi. Nhưng chao ôi trong cái xã hội thời đó, như lời Chí nói: “Ai cho tao lương thiện?”
Chàng lính Franz Woyzeck của Büchner tuy nghèo nhưng chân chất. Anh phải làm nhiều công việc để vun đắp hạnh phúc cho mình, người bạn gái Marie và đứa con 1 tuổi không máu mủ ruột thịt của họ. Anh lao vào kiếm thêm tiền để giữ lấy mối quan hệ này nhưng đổi lại là sự khinh thường, sỉ nhục, phỉ báng của những người có quyền thế. Cũng là những tầng áp bức chèn ép lên dân nghèo, cũng là giấc mơ vun đắp một gia đình bình yên hạnh phúc bỗng chốc vỡ tan ngay trước mắt, liệu tác giả Georg Büchner có viết cho chàng Woyzeck cái kết giống như Chí Phèo?
Bạn có thể đọc truyện ở link này để hiểu hơn về nhân vật nhé: https://www.reclam.de/data/media/978-3-15-019018-0.pdf
Người ta nói rằng văn học là tấm gương phản chiếu xã hội, vậy những nhà văn như Goethe hay Büchner viết gì về thời đại của mình? Liệu nước Đức của thế kỉ XVIII, XIX có giống nước Đức bây giờ hay không? Hãy cho chúng mình biết bạn biết những tác phẩm Đức nào và có cùng suy nghĩ với chúng mình không nhé?
© sividuc.org - Mọi bài viết đều thuộc bản quyền của sividuc.org Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Chỉ được phát hành lại thông tin từ website khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản
Liên hệ: Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
Website: http://sividuc.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/sividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: sividuc.org@gmail.com
No responses yet